Bị thận yếu nên ăn gì và không nên ăn gì tốt cho bệnh?

Đánh giá bài viết

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Chính vì vậy, việc hiểu rõ bị thận yếu nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh và không bị nặng hơn. Dưới đây là một số lưu ý về việc lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho người bệnh thận yếu, bạn nên tham khảo để biết rõ hơn.

Chế độ ăn uống cho bệnh thận yếu
Xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh thận yếu

Nội dung bài viết bao gồm:

Những thực phẩm tốt nhất cho bệnh thận yếu

Thận yếu là bệnh lý có thể xảy ra ở cả nam giới lẫn phụ nữ, với tỷ lệ ngày càng gia tăng, mà nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống hàng ngày. Do đó, muốn trị bệnh cần thay đổi ngay điều này.

Đối với bệnh nhân thận yếu, cần bổ sung các loại thực phẩm có chức năng làm sạch các độc tố trong cơ thể, kích thích bài tiết, loại bỏ axit dư thừa… Có thể kể tới là:

1. Ăn nhiều rau xanh

Rau xanh được xem là nguồn thực phẩm vàng mà người bệnh thận yếu nên bổ sung hàng ngày. Một số thực phẩm tốt nhất được kể đến như:

Người bị bệnh thận yếu nên ăn bắp cải
# Bắp cải:

Trong bắp cải chứa rất nhiều các loại vitamin như: Vitamin B6, B12, K, axit folic và chất xơ, là một trong những thực phẩm tốt nhất giúp cho thận khoẻ mạnh.

# Súp lơ:

Loại thực phẩm này rất giàu chất xơ, đặc biệt là vitamin C, ăn nhiều súp lơ giúp tăng khả năng miễn dịch và thúc đẩy hoạt động của hệ tiết niệu, rất tốt cho người bị thận yếu.

# Đậu đũa:

Loại đậu này có tính bình, vị cam, có thể bổ thận kiện tỳ, người tỳ hư nên ăn và người thận hư cũng nên ăn. Các bạn hãy chế biến thành nhiều món ăn để chữa thận  là món ăn thích hợp với nam giới thận hư, đi tiểu nhiều lần, phụ nữ bị bạch đới cũng rất nên dùng.

Nếu nam giới bị thận yếu do đi tiểu thì hãy tham khảo một số cách chữa sau: Chữa thận yếu đi tiểu nhiều lần khỏi hẳn nhờ 5 cách này

# Ớt chuông đỏ

Thực phẩm này được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh thận yếu nhờ chất chống oxy hóa Lycopene. Ngoài ra, trong một quả ớt chuông còn có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như chất xơ; các nguyên tố khoáng Na, K, ..; vitamin A, B6, C.

Những loại rau củ trên đây, bệnh nhân thận yếu nên ăn mỗi tuần ít nhất 3 lần. Để đảm bảo chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình chế biến thức ăn thì chỉ nên luộc hoặc hấp; hạn chế sử dụng dầu mỡ động vật để xào, nấu canh. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung nho tươi, nho có chứa nhiều vitamin C, một trong những loại vitamin quan trọng nhất giúp tăng cường khả năng miễn dịch và điều chỉnh lưu lượng máu.

2. Bổ sung hành tây trong chế độ ăn uống

Củ hành tây thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như thịt bò xào hành tây; gan heo nướng hành tây; canh cua đồng hành tây; gỏi hành tây tai heo; … Nhưng ít ai biết rằng, hành tây còn có thể giúp chữa nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có thận yếu.

Ăn hành rất tốt cho bệnh nhân thận yếu

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, hành tây có nhiều chất Flavonoid giúp ngăn chặn các chất béo tích tụ trong máu. Chất Quercetin giúp phòng chống các tế bào ung thư. Hành tây cũng chứa nhiều nguyên tố Crom giúp ngăn chặn sự chuyển hóa của các chất béo, chất đạm cũng như Carbohydrate làm giảm bớt gánh nặng cho thận. Đồng thời, hành tây có tính kháng viêm để thận làm việc hiệu quả hơn.

Người bị bệnh thận yếu có thể chế biến hành tây mà chúng tôi đã nêu ở trên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng hành tây để chữa bệnh thận yếu. Người đang mắc các bệnh ngoài da, mắt hay dạ dày không được sử dụng. Ngoài ra, khi ăn hành tây không được ăn cùng lúc với các thực phẩm như mật ong, rong biển, cá và tôm.

3. Uống nước ép trái cây, rau củ khi bị thận yếu

Ngoài việc sử dụng những thực phẩm trên để chế biến thức ăn, người bệnh có thể sử dụng những nguyên liệu này để chế biến thành các loại nước uống. Bình thường, uống nước ép trái cây hoặc rau củ sẽ giúp da dẻ trở nên hồng hào, trắng sáng. Đồng thời, giúp loại bỏ các chất độc trong cơ thể một cách dễ dàng qua đường tiểu.

Hằng ngày, bệnh nhân thận yếu nên uống từ 1 – 2 ly nước ép trái cây, rau củ tươi để giúp cơ thể khỏe mạnh. Hãy duy trì thói quen này hằng ngày thì về lâu dài bạn sẽ không bị bệnh tật. Một số loại nước ép tốt nhất có thể kể đến là nước ép táo, dâu, cà rốt, củ đậu, rau má, …

4. Bị thận yếu nên ăn nhiều cá

Mắc bệnh thận yếu nên ăn nhiều cá ngừ

Một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bệnh nhân bị thận yếu đó chính là ăn nhiều cá biển. Trong các loại cá biển như cá ngừ, cá thu, cá trích, … người ta tìm thấy rất nhiều chất béo omega 3. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng kháng viêm giúp hạn chế các tổn thương ở thận. Ngoài ra, còn giúp phòng ngừa mắc bệnh ung thư cũng như bệnh tim mạch, giảm lượng cholesterone xấu trong máu.

5. Người bị thận yếu nên ăn lòng trắng trứng

Theo nghiên cứu thì trong lòng trắng trứng có rất nhiều chất đạm rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Đồng thời, các vitamin (A, B1, B6, B12, D, E); nguyên tố khoáng (Na, K, P, Zn, Fe, …); Axetylcholin cũng đóng vai trò quan trọng cho bệnh nhân bị thận yếu.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng người bệnh chỉ được ăn lòng trắng trứng; không được ăn lòng đỏ sẽ phản tác dụng. Mỗi tuần lấy phần lòng trắng trứng đem hấp chín rồi ăn, không cần thêm gia vị.

6. Bổ sung các loại hạt

Các loại hạt khô cũng được xem là một nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người bệnh thận yếu. Một số loại hạt khô được kể đến như:

– Hạt vừng: Hạt vừng có tính cam bình, có tác dụng bổ gan thận, nhuận ngũ tạng, đặc biệt là đối với những người thận hư, đau lưng mỏi gối, chóng mặt ù tai, tóc khô tóc rụng và tóc bạc sớm, táo bón thì nên ăn vừng.

– Hạt kê: Hạt kê có thể bổ ích thận khí, vì vậy đối với những người bị thận yếu nên ăn nhiều hạt kê, có thể nấu cháo để ăn sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra còn có hạt dẻ, quả óc chó… là những thức ăn tốt cho bệnh thận yếu, có thể bổ sung hàng ngày.

7. Uống nhiều nước hằng ngày

Người bệnh thận yếu nên uống nước đầy đủ mỗi ngày

Nước giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể nên mỗi ngày chúng ta phải uống thật nhiều nước. Ngoài ra, nước còn lọc và loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể giúp thận khỏe mạnh hơn. Lượng nước uống mỗi ngày theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng là 2.5l đối với người lớn và 1 – 1.5l đối với trẻ em. Nên uống các loại nước lọc, nước khoáng, nước sôi để nguội. Hạn chế dùng các loại nước có phẩm màu hoặc chất hóa học.

Một số độc giả sẽ băn khoăn vì sao thận yếu lại phải uống nhiều nước, để tìm câu trả lời thì hãy tham khảo bài viết sau: Thận yếu có nên uống nhiều nước? Lợi hay hại?

8. Bổ sung chất béo đúng cách

Bơ và dầu ăn thường không tốt cho người bệnh thận yếu, vì vậy bạn có thể thay thế những gia vị này bằng dầu oliu hay dầu thực vật. Theo nghiên cứu thì hầu hết những người sử dụng những loại dầu này thay cho bơ và dầu ăn thường ít có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư và sỏi thận hơn những người khác.

9. Chất bột đường

Chất bột đường cũng là một nhóm thực phẩm quan trọng đối với người bệnh thận yếu. Đối với người bệnh suy thận, thận yếu nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường thấp, trung bình như: Khoai lang, khoai sọ, gạo xay trắng, miến, bột sắn dây, khoai.

Một số món ăn tốt cho người thận yếu

Những món ăn mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ giúp người bệnh thận yếu dễ dàng nấu cho mình để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

1. Món canh bí đỏ thịt bằm

Bí đỏ hay còn gọi là nam qua theo đông y. Loại quả này có vị ngọt, tính ấm giúp kiện tỳ vị, giải độc, sát trùng dùng để chữa cao huyết áp, đái tháo đường và chức năng của thận bị suy giảm. Món canh bí đỏ thịt bằm là một trong những cách chế biến đơn giản được nhiều người ưa thích bạn có thể chế biến như sau:

Nên nấu canh bí đỏ thịt bằm ăn thường xuyên khi bị thận yếu

– Nguyên liệu gồm có:

  • 1 quả bí đỏ 500g
  • 300g thịt nạc heo bằm
  • Hành lá, rau mùi, hành khô và các gia vị nêm thức ăn

– Cách thực hiện: 

  • Lấy dao gọt sạch vỏ bí, thái thành miếng vuông và rửa sạch.
  • Hành lá, rau mùi rửa sạch đất; hành khô đem giã nhuyễn.
  • Thịt bằm đem cho vào bát và nêm gia vị gồm nêm, tiêu, 1 ít hành khô.
  • Cho nồi nấu canh lên bếp, đổ dầu và phi hành cho thơm, cho thịt vào xào qua rồi đổ 1 tô nước đun sôi. Khi thấy nước sôi thì đổ bí vào, đun đến khi bí mềm thì nêm gia vị vừa ăn.
  • Múc canh ra tô và cho hành lá, rau mùi lên trên để tăng độ hấp dẫn cho món ăn.

2. Món cháo lá hẹ

Lá hẹ được biết đến là một loại rau gia vị có nhiều công dụng khác nhau như nhuận tràng thông ruột; ngăn mồ hôi trộm; bổ thận tráng dương; giảm mỡ máu và tăng huyết áp… là món ăn rất tốt cho thận yếu. Người ta thường dùng lá hẹ bằng nhiều cách khác nhau như ăn sống, nấu canh và đặc biệt là nấu cháo lá hẹ. Cách chế biến món cháo lá hẹ như sau:

– Nguyên liệu gồm có: 

  • Gạo tẻ: 1 bát
  • Hẹ tươi: 100g
  • Tôm tươi: 5 con.
  • Gia vị vừa đủ.

– Cách thực hiện: 

  • Vo gạo thật sạch rồi đem nấu thành cháo.
  • Tôm rửa sạch rồi đem luộc, bóc vỏ, đem xào qua cho thơm.
  • Khi cháo sôi thì bỏ tôm vừa xào quấy đều.
  • Hẹ rửa sạch và thái nhỏ, khi nào tắt bếp thì cho vào nồi cháo.
  • Múc cháo ra bát, đợi bớt nóng thì ăn 2 – 3 bát.

3. Món canh rau cần sườn non

Rau cần là một trong những loại rau có nhiều tác dụng tốt cho người bệnh thận yếu như cải thiện chứng thiếu máu; giảm tình trạng đau lưng, ho lâu ngày; hạ huyết áp; giải độc cơ thể, …Một trong những món ăn từ rau cần được nhiều người ưa thích là canh rau cần sườn non. Bạn có thể tham khảo cách chế biến món ăn này như sau:

– Nguyên liệu gồm có: 

  • Sườn non: 500g
  • Khoai tây, cà chua: mỗi thứ 1 củ.
  • Rau cần: 1 bó
  • Hành khô, gia vị nêm thức ăn.

– Cách thực hiện: 

  • Sườn non đem rửa sạch và chặt thành miếng vừa ăn.
  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc. Cà chua sau khi rửa sạch thì thái thành 8 miếng.
  • Rau cần nhặt bỏ hết lá già, rửa 3 – 4 nước cho sạch rồi thái thành khúc dài cỡ 2 đốt tay.
  • Phi hành cho thơm, đổ sườn non vào xào sơ, đổ 1 tô nước đun sườn chín mềm. Tiếp đến cho khoai tây, cà chua vào. Khi thấy khoai mềm thì cho rau cần vào, đun thêm 5 phút thì tắt bếp. Nếu thấy ăn chưa vừa miệng thì nêm gia vị thêm.

Bệnh thận yếu không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi hơn?

Việc kiêng cữ trong chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng. Người bệnh thận yếu cần kiêng những thực phẩm như:

1. Tránh ăn thực phẩm giàu kali và phot pho

Thận giúp duy trì ổn định lượng kali và phốt pho trong máu, loại bỏ Kali và Photpho dư thừa. Nếu thận yếu, việc loại bỏ lượng dư thừa của 2 nguyên tố này sẽ gặp phải những khó khăn. Vì vậy, hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa hai chất này chính là cách tốt nhất để giảm tải công việc và áp lực cho thận.

Nên hạn chế ăn thực phẩm giàu kali khi bị thận yếu

Người bệnh thận yếu nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều Kali

Những loại thực phẩm chứa nhiều phot pho mà người bệnh thận yếu nên tránh như: Sôcôla nóng, bia, nước ngọt, pho mát, chuối, sữa chua, bơ đậu phộng.

Thực phẩm có hàm lượng kali cao mà người bệnh thận yếu cần tránh đó là cam, nước cam, mơ, kiwi, chuối, dưa hấu, cà chua, khoai tây và rau bina nấu chín.

2. Hạn chế thực phẩm giàu protein

Mặc dù protein là rất cần thiết trong việc chống lại nhiễm trùng và sửa chữa các mô trong cơ thể cùng nhiều chức năng khác. Nhưng khi protein bị phá vỡ sẽ tạo ra các chất thải trong máu. Lúc này, nhiệm vụ lọc thải chất thải trong máu của thận sẽ tăng lên.

Kiểm soát được lượng protein vào cơ thể hàng ngày có thể giúp thận hoạt động tốt hơn. Những loại thức ăn giàu protein mà người bệnh thận yếu nên tránh xa như: ức gà, thịt bò, thịt chó, thịt trâu, thịt dê, … Thay vào đó, người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm có lượng protein thấp hơn như tôm, đậu phụ.
Bị bệnh thận yếu không nên ăn nhiều muối

3. Cần kiêng ăn thực phẩm nhiều muối khi thận yếu

Nếu bổ sung quá nhiều muối sẽ khiến cho cơ thể giữ lại quá nhiều chất lỏng, gây căng thẳng cho thận trong việc lọc thải. Chính vì vậy, đối với người bệnh thận yếu nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều muối. Một số loại thực phẩm được kể đến như: Thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh không thích hợp cho người yếu thận.

4. Không uống quá nhiều nước ngọt

Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của thận là lọc và giúp loại bỏ độc tố, các chất có hại và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Uống quá nhiều nước ngọt mỗi ngày sẽ làm cho thận phải hoạt động vất vả hơn, luôn tối đa công suất. Như vậy về lâu dài sẽ khiến thận suy yến dần đi. Hãy hạn chế các loại nước ngọt này nếu thận của bạn đang bị yếu, bổ sung và thay thế bằng nước lọc là tốt nhất.

5. Tuyệt đối không uống trà đặc sau khi uống rượu

Trong trà đặc có chứa nhiều acid tannic; uống trà đặc sau khi uống rượu sẽ khiến chất cồn có trong rượu kết hợp với acid tannic ảnh hưởng xấu đến chức năng lọc của thận, làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại trong cơ thể. Ngoài ra, việc uống trà đặc cũng cản trở phần nào việc hấp thu chất sắt gây nên tình trạng thiếu máu. Do đó, bạn cần tránh xa việc uống trà đặc sau khi uống rượu.

Trên đây là chế độ ăn uống cho người bệnh thận yếu, việc biết rõ người bệnh thận yếu nên ăn gì, kiêng gì sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn và ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn. Mọi người có thể tham khảo và thực hiện ngay nhé!

Bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
Ẩn