Triệu chứng thận hư thận yếu và cách chữa trị dứt điểm
Chứng thận hư thận yếu hiện nay đang đe dọa đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường nhật của người bệnh, đặc biệt là cánh mày râu. Nhưng không phải ai cũng nhận biết được bệnh tình bởi triệu chứng thận hư thận yếu rất khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn.
Chữa dứt điểm bệnh lý thận hư thận yếu, đem lại cuộc sống, sinh hoạt bình thường là mong ước của rất nhiều người. Muốn vậy, người bệnh cần phải nhận biết được triệu chứng thận hư thận yếu, biết được nguyên nhân gây bệnh và chọn lựa được phương pháp điều trị thích hợp. Nếu bạn đang có những biểu hiện đáng nghi hoặc đang tìm kiếm một phương pháp điều trị thận hư thận yếu thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Triệu chứng thận hư thận yếu
Một trong những vấn đề khiến việc điều trị trở nên khó khăn đó là người bệnh không biết mình đang mắc bệnh, hoặc hiểu lầm là chứng bệnh khác. Việc này sẽ ủ bệnh, để bệnh tiến triển đến giai đoạn khó chữa trị, tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc hơn. Thậm chí nhiều trường hợp đến khi chuyển sang suy thận mới lo chạy chữa.
Chính vì vậy nếu như bạn có một trong những biểu hiện thận hư yếu sau thì hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia ngay lập tức để được thăm khám, tư vấn và điều trị.
# Đi tiểu đêm nhiều hơn
Triệu chứng thận hư thận yếu dễ phát hiện nhất nhưng cũng dễ bị bỏ nhất là đi tiểu đêm nhiều. Do chức năng chính của thận là lọc nước tiểu nên khi thận yếu đi, tần suất đi tiểu cũng sẽ gia tăng, thường là 2 lần/đêm nhưng có một số người lên đến 5 – 7 lần mỗi đêm. Đồng thời số lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường, gấp 2 lần hay lên đến 1/4 tổng nước tiểu cả ngày.
Một vấn đề nhỏ trong triệu chứng này sẽ giúp người bệnh thêm dấu hiệu để “nghi ngờ” là hiện tượng đau rát, khó chịu, có thể có máu cộng với nước tiểu có bọt, đổi màu thành nhạt hoặc đậm hơn. Và dẫu đã thải ra một lượng nước nhiều hơn bình thường nhưng người bệnh vẫn có cảm giác như chưa hề tiểu. Điều này đem đến phiền toái mà còn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh.
# Khó thở
Chức năng của thận là “nạp” khí do đó khi thận hư yếu sẽ không thể tích khí, ảnh hưởng đến quá trình giữ khí. Do đó dẫn đến tình trạng khó thở. Ngoài ra, sự tích tụ của các chất thải trong máu hay còn gọi là chứng urê huyết sẽ làm cho hơi thở có mùi hôi.
# Hay rùng mình, tay chân bị lạnh
Một triệu chứng thận hư thận yếu khác là người bệnh có cảm giác ớn lạnh như gió thổi qua, tay chân lúc nào cũng buốt lạnh. Đôi khi khí lạnh lan tới khuỷu tay hay đầu gối làm cho người bệnh phải rùng mình.
# Xuất hiện bọng mắt
Thận hư yếu khiến chức năng bài tiết nước tiểu và độc tố ra bên ngoài bị trở ngại, những chất này không được đào thải hết nên sẽ gây ra bọng mắt và khô mắt. Tuy nhiên, triệu chứng thận hư thận yếu này lại dễ bị lầm tưởng là do căng thẳng, thức đêm,…
# Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi
“Thận chứa tinh sinh tủy, tủy tích tụ lại cho não” câu này có thể khát quát mối quan hệ chặt chẽ của thận và não. Khi thận hư dẫn đến tủy não không đủ, dinh dưỡng cho não bị ảnh hưởng do đó mà người bệnh thường xuyên xuất hiện hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…
Thêm nữa, mối liên kết giữa các cơ quan trong cơ thể với thận rất chặt chẽ. Nên khi các cơ quan khác hư yếu gây nên các bệnh như viêm gan, hen suyễn, cao huyết áp thì nguy cơ thận yếu đi dẫn đến hoa mắt chóng mặt cũng tăng lên. Do đó nếu có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi kéo dài thì hãy “nghi ngờ” thận hư thận yếu và thăm khám sớm nhất.
# Rối loạn đường tiêu hóa, táo bón
Táo bón là một triệu chứng thận hư thận yếu. Do thận hư yếu khiến chức năng chuyển hóa thức ăn, lọc chất độc bị giảm, không thể phát huy được vai trò kích hoạt và bồi bổ để truyền dẫn đại tiện bắt buộc. Nhiều người khi bắt gặp triệu chứng táo bón thường chỉ nghĩ là do sự thất thường của đường ruột nhưng thực chất bạn có thể đang được cơ thể “thông báo” về chứng thận hư thận yếu.
# Đau lưng
Giống như những triệu chứng thận hư thận yếu bên trên, đau lưng thường khiến người bệnh nhầm lẫn với bệnh lý khác hoặc lầm tưởng đây là hiện tượng bình thường khi cơ thể mệt mỏi, khuân vác nặng hay đứng ngồi sai tư thế. Tuy nhiên đau lưng là một trong những triệu chứng thận hư thận yếu mà cơ thể đang báo động để sớm chữa trị.
Nguyên do thận yếu gây ra đau lưng là do nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị tắc, từ đó cơn đau lưng xuất hiện và có thể kèm theo đau vùng chân.
# Yếu sinh lý
Trong Đông y, thận đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý, đặc biệt là với nam giới. Sự mất cân bằng giữa thận âm và thận dương sẽ làm chức năng sinh lý yếu đi mà biểu hiện rõ ràng nhất là liệt dương, xuất tinh sớm, mộng tinh,..chẳng hạn.
Đặc biệt, thận ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông máu đến dương vật, khi thận suy yếu làm cho máu không đủ cung cấp cho dương vật gây ra hiện tượng dương vật không thể cương cứng hoặc cương không đủ cứng để thực hiện cuộc giao hợp. Bệnh lý này được gọi là bệnh rối loạn cương dương.
Nguyên nhân khiến thận hư thận yếu
Bên cạnh việc nhận biết được dấu hiệu thận hư thận yếu thì tìm ra được nguyên nhân gây bệnh cũng là một việc quan trọng giúp điều trị được hiệu quả hơn. Đồng thời người bệnh hay có nguy cơ cũng có thể ngăn ngừa phòng tránh bệnh xuất hiện hay quay trở lại bằng cách nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh.
# Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết đến tình trạng của thận. Cụ thể một số thói quen, sở thích ăn uống khiến tăng thêm gánh nặng cho thận, dễ khiến thận bị tổn thương. Cụ thể, những sai lầm trong ăn uống như sau:
- Ăn quá nhiều thịt và chế phẩm từ thịt
- Kết hợp hải sản với bia sẽ tạo ra một chất gọi là acid uric gây ra bệnh gout và sỏi thận.
- Ăn quá mặn khiến máu thận khó lưu thông, tăng áp lực dễ khiến thận suy giảm chức năng.
- Uống không đủ nước khiến công đoạn lọc chất thải ra khỏi cơ bị ảnh hưởng, khi độc tố tích tụ lâu ngày sẽ gây ra nhiều nguy hại.
- Uống nước ngọt thường xuyên sẽ làm mất cân bằng nồng độ pH trong cơ thể, sẽ làm tăng áp lực lên vai trò điều tiết độ pH của thận.
# Dùng thuốc trong thời gian dài
Những bác sĩ chuyên khoa cho biết nguyên nhân gây thận hư thận yếu phần nhiều xuất phát từ việc dùng thuốc trong thời gian dài. Bởi thuốc đều được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận, dùng thuốc quá lâu sẽ gây hại không nhỏ đến cơ quan này.
Những triệu chứng thận hư thận yếu do dùng thuốc có thể kể đến như mất sức, chán ăn, đi tiểu nhiều, tiểu buốt hoặc ra máu, khô lưỡi,… Còn trong những trường hợp đã mắc bệnh lý về thận thì có thể dẫn đến suy thận hoặc tử vong.
# Nhịn tiểu
Thói quen này sẽ tăng áp suất nước tiểu và gánh nặng cho thận, gây hại rất lớn khi sẽ dẫn đến những chứng bệnh như suy thận, sỏi thận, mất kiểm soát trong việc thải lọc của thận. Nếu như không muốn thận hư thận yếu ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống thì bạn không nên nhịn vệ sinh dù có bất cứ lý do gì.
# Thừa cân béo phì
Những nghiên cứu về nguyên nhân gây ra thận hư thận yếu đã chỉ ra thừa cân béo phì có sự liên quan mật thiết. Nguyên do là bởi lượng mỡ thừa, chất đạm và đường trong cơ thể không được điều chỉnh, cộng hưởng với sự gia tăng đào thải chất độc hại, tích tụ chất độc khiến thận hoạt động quá mức. Hậu quả là chức năng của thận yếu đi, dẫn đến sỏi thận và thậm chí là ung thư thận.
# Tuổi tác và giới tính
Triệu chứng thận hư thận yếu có thể bắt gặp ở cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên nam giới và người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Bởi đối với những người lớn tuổi, không chỉ thận mà các cơ quan khác cũng đã dần suy yếu.
# Lười vận động
Lười vận động, ngồi nhiều hay đứng lâu không chỉ gây ra bệnh xương khớp, trĩ, tiêu hóa,…mà còn gây ra thận hư thận yếu. Bởi việc duy trì quá lâu một tư thế sẽ hạn chế sự lưu thông đường huyết, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu, gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
# Tiểu đường, sỏi thận, bất lực sinh lý
Người mắc bệnh tiểu đường có lượng glucose rất cao khiến hệ thống lọc của thận hoạt động quá sức dẫn đến tổn thương. Ngoài ra, dưỡng chất bị đào thải thông qua nước tiểu nhiều hơn trong khi chất độc lại được giữ lại trong cơ thể nhiều hơn do chức năng của thận đã không còn tốt.
Và những người mắc sỏi thận, huyết áp cao, bất lực sinh lý, mắc bệnh viêm nhiễm, lạm dụng thuốc tráng dương,…cũng làm tăng nguy cơ bị thận hư thận yếu.
Cách chữa trị chứng thận hư thận yếu
Sau khi nhận biết được nguyên nhân, triệu chứng thận hư thận yếu thì việc lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp đóng vai trò quan trọng giúp điều trị tận gốc bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp để chữa thận hư thận yếu từ tây y đến đông y, những thuốc chữa bệnh thận yếu này đều được đánh giá cao.
# Chữa thận hư thận yếu bằng Tây y
Trong một số trường hợp, tây y là giải pháp điều trị chứng thận hư thận yếu tối ưu nhất. Thông thường đó là khi bệnh đã diễn biến nặng, sử dụng thuốc tây có thể ngăn chặn bệnh phát triển nguy hiểm hơn nữa.
Một số loại thuốc tân dược được sử dụng để điều trị thận hư thận yếu như:
- Captopril giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa và khắc phục các bệnh lý huyết áp ảnh hưởng đến thận.
- Lisinopril có công dụng cải thiện tuần hoàn máu qua thận.
- Losartan làm chậm tiến trình suy thận và ngăn các biến chứng về thận ở người bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, các loại thuốc tân dược thường sẽ mang theo một số phản ứng phụ như: phát ban, mẩn ngứa, tức ngực, đau dạ dày, chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt, buồn nôn, đau rát khi đi tiểu,…
# Bài thuốc Đông y chữa thận hư thận yếu
Thường các phương pháp đông y, dân gian sử dụng các thảo dược quý hiếm, an toàn, lành tính thường được ưa chuộng hơn. Một số bài thuốc được nhiều người tin dùng, hiệu quả điều trị đã được chứng minh từ lâu đời để người bệnh thận hư thận yếu tham khảo như:
✪ Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: 15gr cẩu tích, 12gr tục đoan, 12gr cốt toái bổ, 10gr đương quy, 4g xuyên khung, 4gr bạch chỉ.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đi sắc uống hằng ngày.
- Công dụng: Tăng cường chức năng thận, giúp hết tiểu đem và đau mỏi thắt lưng.
✪ Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: 2 quả thận lợn, 30gr hạch đào nhân, 15gr đỗ trọng.
- Cách thực hiện: Thái miếng thận lợn sau khi làm sạch. Nấu chín nhừ thận lợn, đỗ trọng và hạch đào cùng một ít nước.
- Công dụng: Điều trị bệnh liệt dương, đi tiểu đêm nhiều và thận yếu.
✪ Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: 2 cái mề gà, 50gr đỗ đỏ.
- Cách thực hiện: Đem đỗ đỏ đi nấu chín trước, sau đó cho mề gà đã thái miếng vào nấu cho đến khi chín nhừ là được.
- Công dụng: Giúp trị bệnh tiểu tiện nhiều lần và mót tiểu.
✪ Bài thuốc 4:
- Nguyên liệu: 30gr râu ngô, 30gr kim tiền thảo lá to
- Cách thực hiện: Đem nguyên liệu đi nấu thành nước, uống thay nước hằng ngày.
- Công dụng: Chữa tiểu tiện nhiều, đau đi tiểu tiện.
✪ Bài thuốc 5:
- Nguyên liệu: 500gr giá đỗ, 50gr đường trắng.
- Cách thực hiện: Luộc giá đỗ rồi lấy nước, pha đêm đường trắng để uống nhiều lần trong ngày.
- Công dụng: Chữa chứng đi tiểu nhiều, nước tiểu ngắn
Lưu ý: Để hiệu quả chữa trị thận hư thận yếu được tốt nhất thì người bệnh nên đến các cơ sở y học cổ truyển để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám và tư vấn.
# Bấm huyệt trị thận yếu
Theo y học cổ truyền, bấm huyệt có thể chữa trị thận hư yếu. Cụ thể, việc điều trị này được áp dụng để điều hòa ngũ tạng, sinh lý. Cụ thể các huyệt này là:
- Huyệt khí hải ở dưới rốn 1.5cm. Công dụng là giúp bổ thận, lưu thông khí huyết.
- Huyệt thận du dưới mõm ngang đốt sống lưng, đo khoảng cách giữa hai chấm huyệt là 1.5 thốn. Tác dụng là giúp điều thận khí, kiện gân cốt, tráng hỏa,…
- Huyệt dũng tuyền nằm ở chỗ lõm dưới bàn chân, 2/5 trước và 3/5 sau đường nối đầu ngón chân thứ 2 với gót chân. Bấm huyệt này sẽ giúp điều hòa tâm lý, phục hồi sức khỏe.
- Huyệt quan nguyên dưới rốn 3cm. Công dụng của huyệt này là tráng dương, bổ thận, điều hòa khí huyết.
- Huyệt thái khê nằm ở chỗ lõm sát mắt cá chân và gân gót. Có tác dụng tráng dương, tư thận, kiện gân cốt.
Lưu ý: Các huyệt thường dễ nhầm lẫn do đó bạn nên được tư vấn và điều trị từ chuyên gia có chuyên môn.
Trên đây là một số nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị thận hư thận yếu, mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong việc phát hiện ra bệnh lý và chữa trị được hiệu quả hơn. Triệu chứng thận hư thận yếu thường dễ nhầm lẫn cho nên bạn phải thật lưu tâm đến những thay đổi của cơ thể. Việc chữa trị sớm luôn đem lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí, thời gian hơn. Chúc bạn thành công!
Chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần điều trị thận yếu hiệu quả, tham khảo ngay bài viết này để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Bị thận yếu nên ăn gì và không nên ăn gì tốt cho bệnh?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!